Tìm hiểu Maker và Taker là gì? Những người tạo và tiếp nhận thị trường

Tainguyen24h tổng hợp chia sẻ kiến thức “Maker và Taker là gì? Những người tạo và tiếp nhận thị trường, Phí cho người tiếp nhận thị trường, Làm thế nào để biết bạn là Maker hay Taker” qua bài viết dưới đây. Thị trường được tạo thành từ những người tạo (maker) và người tiếp nhận thị trường (taker). Những người tạo thị trường tạo ra các lệnh mua hoặc bán không được thực hiện ngay lập tức (ví dụ: “bán BTC khi giá chạm mức 15k USD”). Điều này tạo ra tính thanh khoản, có nghĩa là những người khác sẽ dễ dàng mua hoặc bán BTC ngay lập tức khi điều kiện được đáp ứng. Những người mua hoặc bán ngay lập tức được gọi là những người tiếp nhận thị trường (taker). Nói cách khác, người tiếp nhận thị trường lấp đầy các lệnh do những người tạo thị trường lập ra.

Xem thêm: Tìm hiểu 51% Attack là gì?

Vậy Maker và Taker là gì?

Thị trường giao dịch tiền mã hoá bao gồm taker và maker. Maker là những nhà giao dịch tạo lệnh và thêm vào vào sổ lệnh, chờ người khác hoàn thành giao dịch. Taker là những người giao dịch chấp nhận lệnh hiện có từ sổ lệnh. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là maker cung cấp thanh khoản, trong khi taker sử dụng thanh khoản.

Đối với các sàn giao dịch sử dụng cơ chế khớp lệnh, các maker đóng vai trò quan trọng hơn vì họ có thể nâng cao độ sâu của sổ lệnh, do đó làm tăng sức hấp dẫn của sàn giao dịch.

Hãy nói về tính thanh khoản

Trước khi chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm người tạo lập và tiếp nhận thị trường, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về tính thanh khoản. Khi bạn nghe ai đó nói rằng một tài sản có tính thanh khoản hoặc kém thanh khoản, họ đang nói về việc bạn có thể dễ dàng bán tài sản hay không.

Một ounce vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao vì nó có thể dễ dàng được giao dịch lấy tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, một bức tượng cao mười mét của Giám đốc điều hành Binance đang cưỡi một con bò đực, lại không phải là một tài sản có tính thanh khoản tốt. Mặc dù bức tượng có vẻ hợp khi đặt trong khu vườn của nhiều người, nhưng thực tế là không phải ai cũng thích thú với một món đồ như vậy.

Một khái niệm chuyên sâu hơn, có liên quan (nhưng hơi khác) là tính thanh khoản của thị trường. Một thị trường thanh khoản là nơi bạn có thể mua và bán tài sản một cách dễ dàng với giá trị hợp lý. Điều này xuất phát từ nguồn cầu cao từ những người muốn mua tài sản và nguồn cung cao từ những người muốn bán bớt nó.

Với một lượng lớn các hoạt động này, người mua và người bán có xu hướng gặp nhau ở trung điểm: lệnh bán thấp nhất (hoặc giá bán) sẽ ngang bằng với lệnh mua cao nhất (hoặc giá mua). Do đó, sự khác biệt giữa giá mua (bid) cao nhất và giá bán thấp nhất (ask) sẽ rất nhỏ (hoặc sát nhau). Chênh lệch này còn được gọi là chênh lệch giá mua – giá bán (bid-ask spread).

Ngược lại, một thị trường kém thanh khoản sẽ không có các đặc tính này. Nếu bạn muốn bán một tài sản với giá hợp lý, bạn sẽ gặp khó khăn vì nhu cầu về tài sản này không nhiều. Do đó, các thị trường kém thanh khoản thường có mức chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn nhiều.

Bây giờ chúng ta đã đề cập đến tính thanh khoản, giờ là lúc chuyển đến các khái niệm người tạo và người tiếp nhận thị trường.

Cơ chế khớp sổ lệnh

Đây là cơ chế khớp lệnh của cả người mua và người bán. Maker tạo các lệnh ở các mức giá khác nhau, được ghi vào sổ lệnh, trong khi taker khớp các lệnh ở mức giá tương ứng để hoàn thành giao dịch

Hãy sử dụng một ví dụ đơn giản để minh họa. Nếu bạn muốn mua token MX với giá 3 USDT, thì phải có maker trên thị trường bán MX với giá 3 USDT trở xuống. Nếu không, bạn không thể thực hiện giao dịch mua. Mọi giao dịch hoàn thành đều yêu cầu cả người mua và người bán tham gia. Nếu không, lệnh sẽ không thể được thực hiện.

Hầu hết các sàn giao dịch tập trung đều sử dụng cơ chế khớp lệnh này. Ưu điểm của mô hình này bao gồm tính đơn giản (người dùng dễ hiểu), tính linh hoạt (người giao dịch có thể đặt lệnh như cắt lỗ) và tính nhanh chóng (giao dịch nhanh giúp giảm thua lỗ do trượt giá).

Thanh khoản thị trường

Khi cả hai bên tiến hành giao dịch thị trường có thể nhanh chóng hoàn thành việc trao đổi tài sản ở mức giá dự kiến, điều đó cho thấy tính thanh khoản của thị trường tốt. Các token phổ biến như BTC, ETH và MX thường có tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên, các token ít được giao dịch hơn có thể gặp khó khăn khi hoàn thành giao dịch, cho thấy sự thiếu thanh khoản. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến trong NFT.

Trong ví dụ đã đề cập trước đó, MX là token có tính thanh khoản đặc biệt, dẫn đến một số lượng lớn giao dịch diễn ra trên thị trường. Đối với các token có tính thanh khoản kém, có thể khó bán tài sản ở mức giá mong muốn và để đạt được giao dịch có thể yêu cầu sụt giảm về giá đáng kể.

Điều này cũng làm nổi bật một nhược điểm của việc sử dụng cơ chế khớp sổ lệnh. Trong các tình huống thiếu tính thanh khoản của thị trường, trải nghiệm giao dịch của các maker có thể kém hơn.

Những người tạo và tiếp nhận thị trường

Như đã đề cập, các nhà giao dịch tham gia một sàn giao dịch đều đóng vai trò là người tạo (maker) hoặc người tiếp nhận thị trường (taker).

Người tạo thị trường (maker)

Các sàn giao dịch thường tính toán giá trị thị trường của tài sản bằng sổ lệnh. Đây là nơi nó thu thập tất cả các đề nghị mua và bán từ người dùng của mình. Bạn có thể gửi một yêu cầu giống như sau: Ví dụ: Mua 800 BTC với giá 4.000 đô-la. Yêu cầu này được thêm vào sổ lệnh và lệnh sẽ được lấp đầy khi giá BTC chạm mốc 4.000 đô-la.

Lệnh tạo thị trường (Post Only) yêu cầu bạn thông báo ý định của mình trước thời hạn bằng cách thêm chúng vào sổ lệnh. Khi đó, bạn đã là một maker bởi theo một nghĩa nào đó, bạn đã “tạo ra” thị trường. Sàn giao dịch giống như một cửa hàng tạp hóa thu phí các cá nhân đưa hàng lên kệ và bạn là người thêm vào hàng tồn kho của chính mình vào đó.

Các nhà giao dịch và tổ chức lớn (như những tổ chức chuyên về giao dịch tần suất cao) thường đảm nhận vai trò của những người tạo thị trường. Ngoài ra, các nhà giao dịch nhỏ có thể trở thành người tạo thị trường chỉ bằng cách đặt một số loại lệnh, miễn là chúng không được thực hiện ngay lập tức.

Xin lưu ý, việc sử dụng lệnh giới hạn không đảm bảo rằng lệnh của bạn sẽ là một lệnh tạo thị trường. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng lệnh sẽ vào sổ lệnh trước khi được lấp đầy, vui lòng chọn “Post only” (chỉ đăng) khi đặt lệnh (hiện chỉ có trên phiên bản web và phiên bản máy tính để bàn).

Những người tiếp nhận thị trường (taker)

Tiếp tục lấy ví dụ về một cửa hàng, nếu bạn đang đặt hàng tồn kho của mình lên kệ và chờ ai đó đến mua. Thì “ai đó” chính là người tiếp nhận thị trường (taker). Tuy nhiên, thay vì lấy hộp đậu từ cửa hàng, họ lấy đi tính thanh khoản mà bạn cung cấp.

Hãy nghĩ về điều đó: bằng cách đặt một lệnh mua trên sổ lệnh, bạn tăng tính thanh khoản của sàn giao dịch vì bạn giúp người dùng mua hoặc bán dễ dàng hơn. Mặt khác, người mua sẽ loại bỏ một phần thanh khoản đó với một lệnh thị trường – lệnh mua hoặc bán theo giá thị trường hiện tại. Khi họ làm điều này, các lệnh hiện có trên sổ lệnh sẽ được lấp đầy ngay lập tức.

Nếu bạn đã từng đặt một lệnh thị trường trên Binance hoặc một sàn giao dịch tiền mã hoá khác, bạn chính là một người tiếp nhận thị trường. Nhưng lưu ý rằng, bằng cách sử dụng các lệnh giới hạn bạn cũng có thể là một người tiếp nhận thị trường. Mấu chốt: bất cứ khi nào bạn lấp đầy lệnh của người khác thì bạn chính là người tiếp nhận thị trường.

Phí cho người tiếp nhận thị trường

Nhiều sàn giao dịch tạo ra một phần doanh thu đáng kể bằng cách tính phí giao dịch cho những người dùng của mình. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn tạo một lệnh và lệnh được thực hiện, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ. Số tiền đó khác nhau giữa các sàn giao dịch và nó cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và vai trò giao dịch của bạn.

Nhìn chung, các nhà tạo lập thị trường được ưu tiên về mặt chi phí hơn, vì họ đang làm tăng thêm tính thanh khoản cho sàn giao dịch. Điều đó tốt cho việc kinh doanh của nền tảng – bởi các nhà giao dịch sẽ nghĩ rằng: “Nền tảng này có tính thanh khoản cao. Vì vậy, tôi nên giao dịch ở đây”. Rốt cuộc, một nền tảng như vậy sẽ hấp dẫn hơn một nền tảng có tính thanh khoản kém hơn, vì các giao dịch dễ dàng được thực hiện thành công hơn. Trong nhiều trường hợp, người tiếp nhận thị trường phải trả phí cao hơn so với người tạo thị trường, vì họ không cung cấp tính thanh khoản như những người tạo lập.

Như đã đề cập, cấu trúc phí của những người tạo thị trường được quyết định bởi nền tảng. Ví dụ: bạn có thể thấy sự khác biệt về phí của người tạo thị trường trên Binance tại trang Biểu phí.

Làm thế nào để biết bạn là Maker hay Taker

Cách đơn giản nhất để biết bạn là maker ra hay taker là tìm hiểu các khái niệm và đặc điểm của những thuật ngữ này. Maker là người tạo lệnh, cung cấp tính thanh khoản và giá thực hiện tốt nhất có thể cho thị trường. Mặt khác, taker là người ngay lập tức hoàn thành giao dịch, sử dụng thanh khoản hiện có thay vì đóng góp thanh khoản.

Nếu lệnh bạn đặt không xuất hiện trên sổ lệnh và được thực hiện ngay lập tức, bạn chắc chắn là taker. Đây là lý do tại sao các lệnh thị trường được phân loại là lệnh taker, vì chúng được thiết kế để thực hiện ngay lập tức.

INếu lệnh bạn đặt không được thực hiện ngay lập tức nhưng xuất hiện trên sổ lệnh, điều này sẽ làm tăng số lượng lệnh trên sổ lệnh, do đó góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường. Vì vậy, giao dịch của bạn được coi là lệnh maker.

Tổng kết

Tóm lại, người tạo thị trường là các nhà giao dịch tạo các lệnh và đợi chúng được lấp đầy, trong khi người tiếp nhận thị trường là người lấp đầy lệnh của người khác. Điểm mấu chốt ở đây là những người tạo thị trường cũng chính là những người tạo ra thanh khoản.

Đối với các sàn giao dịch sử dụng mô hình maker-taker, những người tạo thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của nền tảng – như một địa điểm giao dịch. Nhìn chung, các sàn giao dịch thường ưu tiên những người tạo thị trường và tính mức phí thấp hơn với họ, vì những người này cũng là những người tạo ra tính thanh khoản. Nhờ vào tính thanh khoản này, những người tiếp nhận thị trường có thể nhanh chóng mua hoặc bán tài sản. Nhưng họ thường phải trả một khoản phí cao hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *