Tải + Download hình nền con Gà – Chicken 4k Ultra full hd

Đến với Tainguyen24h mọi người thỏa sức lựa chọn tải + download hình ảnh và nền động vật (animal) con Gà – Chicken 4k Ultra full hd về máy tính, laptop, macbook, facebook, twitter, zalo,… miễn phí.

Vậy Gà – Chicken là gì?

Gà hay gà nhà, gà Đồi (danh pháp ba phần: Gallus gallus domesticus) là một phân loài chim đã được con người thuần hóa cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thủy tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê vào năm 2003, chủ yếu là gà nuôi). Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay, người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành sinh học, vật lý, hóa học.

Xem thêm:  Tải + Download hình nền con Kiến – Ant 4k Ultra full hd

Thuật ngữ về Gà

Một con trống trưởng thành được gọi là gà trống hoặc (tại Hoa Kỳ) là gà trống, và một con mái trưởng thành được gọi là gà mái.

Các thuật ngữ khác bao gồm:

  • Biddy: gà con mới nở
  • Capon: gà trống đã được nhân giống hoặc cắt tác nhân
  • Gà con: gà con
  • Chook /tʃʊk/: gà (Australia/New Zealand, thông tục)
  • Cockerel: con trống non dưới 1 tuổi
  • Dunghill fowl: gà có sự pha trộn từ nhiều giống gà trong nhà.
  • Pullet: gà mái non dưới 1 tuổi. Trong ngành công nghiệp gia cầm, pullet là gà mái chưa trưởng thành tình dục dưới 22 tuần tuổi.
  • Yardbird: gà (miền nam Hoa Kỳ, ngôn ngữ địa phương)

Chicken cũng có thể có nghĩa là chick (ví dụ như Quần đảo Đảo Gà và Đảo Gà Trống). Trên thực tế, chicken ban đầu chỉ là thuật ngữ dùng cho một con chim trẻ hoặc mới nở.[khi nào?] Trong các nguồn thông tin cũ hơn và vẫn thường được sử dụng trong thương mại và ngữ cảnh khoa học, gà như một loài thường được gọi là common fowl hoặc domestic fowl.

Trong tiếng Anh địa phương của Australia, từ chook được sử dụng như một thuật ngữ chung cho loài gà (ví dụ như “gà nướng” hoặc “cô ta nuôi gà”); điều này cho phép chicken giữ nguyên ý nghĩa gốc của một con chim non hoặc mới nở. Chick hiếm khi được sử dụng để chỉ gà, mà chủ yếu được sử dụng trong “Sense 1b” của Merriam-Webster, nghĩa là con non của bất kỳ loài chim nào.

Nguồn gốc của Gà

Theo Merriam-Webster, thuật ngữ rooster (tức con chim đang ngủ) xuất phát vào giữa hoặc cuối thế kỷ 18 như một thuần ngữ để tránh ý nghĩa liên quan đến tình dục của từ gốc tiếng Anh cock và được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ. Roosting là hành động của con gà đậu trên cây để ngủ vào ban đêm.

Đặc điểm của Gà

Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Tuy vậy, ở một số giống gà như giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi nhọn. Có thể phân biệt trống – mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông trông tựa như râu ở người.

Mặc dù nhìn chung những cá thể gà nhẹ cân có thể bay quãng ngắn ở tầm thấp như qua hàng rào hoặc bụi cây, nhưng hầu hết các giống gà nhà thuộc nhóm chim đào bới nên không có khả năng bay xa như nhóm chim bay với cấu tạo cơ thể đầy đủ bộ phận thích nghi tập tính trên không. Gà thỉnh thoảng bay từng chập khi khám phá khu vực xung quanh hoặc trốn khỏi nguy hiểm.

Tập tính của Gà

Gà là loài sinh sống thành đàn khi các thói quen sinh hoạt, ấp trứng và nuôi con mang tính cộng đồng. Lúc gặp nguy hiểm, gà con sẽ núp dưới cánh của gà mẹ.

Các cá thể gà trong đàn sẽ thiết lập hệ thống tôn ti trật tự (dựa trên nguyên tắc “mạnh được, yếu thua”) bằng cách giành giật nhau đặc quyền tiếp cận thức ăn, giao phối và địa điểm làm tổ. Khi có cá thể mạnh mất khỏi đàn, hệ thống trật tự này bị phá vỡ một thời gian ngắn đến khi một trật tự mới được thiết lập. Việc bổ sung gà mái – đặc biệt là gà trẻ vào đàn có sẵn có thể dẫn đến xung đột và thương tích. Khi gà trống tìm ra mồi, nó sẽ kêu “cục tác”, nhặt thức ăn và thả xuống, gọi các gà khác đến ăn trước. Tương tự, có thể quan sát thấy hành vi này ở gà mẹ khi chúng gọi gà con đến ăn.

Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống (thường có âm lượng lớn, thỉnh thoảng gây chói tai) còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có “tiếng kêu cảnh báo” âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Gà mái

Để bắt đầu màn tỏ tình, một số gà trống nhảy vòng tròn xung quanh hoặc gần gà mái, hạ thấp chiếc cánh gần nhất với gà mái (gọi là gù mái). Sau khi được gà mái đáp lại, cuộc giao phối có thể bắt đầu (gọi là đạp mái).

Nhảy ổ

Gà mái thường đẻ trứng trong những chiếc tổ đã có sẵn trứng từ trước; ngoài ra, người ta còn quan sát thấy chúng chuyển trứng từ tổ của những con khác sang tổ của mình. Do tập tính này mà một đàn gà chỉ có một số địa điểm đẻ trứng yêu thích thay vì mỗi con có một tổ khác nhau. Gà mái thường tỏ ra thích đẻ trứng ở một nơi nhất định. Hai hoặc nhiều gà có thể cố gắng chia sẻ ổ với nhau cùng một lúc. Trong trường hợp ổ quá nhỏ hoặc một con gà quá cương quyết không chịu rời đi thì các gà mái sẽ cố nằm đè lên nhau. Có bằng chứng cho thấy các cá thể gà mái hoặc thích làm tổ một mình hoặc làm tổ tập thể. Có những người nuôi gà dùng trứng giả làm bằng nhựa hoặc đá để khuyến khích gà đẻ trứng ở nơi mà họ muốn.

Đòi ấp và úm gà

Trong tự nhiên, đa số gà chỉ đẻ đầy một ổ trứng rồi ngưng và bắt đầu ấp. Hành vi này được gọi là đòi ấp. Gà đòi ấp sẽ ngưng đẻ để chỉ tập trung vào việc ấp trứng (một ổ khoảng 12 quả). Trong thời gian này, gà ít ra khỏi tổ để ăn hay tắm, đồng thời sẽ mổ nếu bị làm phiền hoặc bị đẩy khỏi ổ. Gà mái duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, đồng thời lật trứng trong giai đoạn đầu.

Hết thời gian ấp (khoảng 21 ngày), trứng gà sẽ nở. Do trứng chỉ phát triển khi được gà ấp nên tất cả số trứng sẽ nở chỉ trong một hoặc hai ngày, dù cho thời gian gà đẻ trứng có thể trải dài trong hai tuần. Gà mái có khả năng nghe thấy gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở; nó sẽ nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, thường là ở phần trên của quả trứng. Gà con sau đó sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ và hấp thu phần lòng đỏ trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ cho đến khi lớp vỏ vỡ ra thành một cái nắp. Chúng chui ra khỏi vỏ và bộ lông được làm khô dưới sức ấm của tổ.

Gà mái nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở. Trong thời gian này, gà mới nở sống nhờ vào dinh dưỡng thu được từ phần lòng đỏ trứng chúng hấp thu khi sắp nở. Gà mái rời ổ, bỏ lại những quả trứng không nở được. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ và được ấp để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước uống; nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp cho gà con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi, sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới. Các giống gà lấy trứng hiện đại hiếm khi đòi ấp trứng. Những con nào còn đòi ấp thì thường bỏ ngang giữa chừng. Tuy vậy, một số giống như gà Tam hoàng, gà Cornwall và gà ác thường xuyên đòi ấp và là những bà mẹ tuyệt vời, không chỉ ấp trứng gà giỏi mà còn ấp cả các loại trứng nhỏ hơn như trứng chim cút, gà lôi, gà tây hoặc ngỗng. Có khi vịt cũng ấp trứng gà.

Hình ảnh Gà trong văn hóa

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ “chim Ba Tư” để chỉ gà trống “do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư”.

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.

Người Hy Lạp cổ đại thường không dùng gà để hiến tế, có lẽ là do nó vẫn được xem là loài vật ngoại lai. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena. Plato thuật lại những lời được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết, đó là “Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống; ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?”

Người Hy Lạp tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống. Một số truyện ngụ ngôn Aesop có đề cập đến tín ngưỡng này.

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: “Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su. Vào thế kỷ VI, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ IX, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ.

Chúa Giê-su so sánh ông với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: “Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng.” (Mt 23:37; Lc 13:34).

Trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống.

Theo lệ thường, người Do Thái giáo chính thống sẽ đu đưa một động vật ăn kiêng (kosher) quanh đầu mình và xả thịt nó vào buổi chiều trước ngày Yom Kippur – ngày sám hối linh thiêng của người Do Thái – trong một nghi thức gọi là kapparos. Động vật thường dùng là gà hoặc cá do chúng có sẵn (và có kích cỡ vừa tay cầm). Nghi lễ hiến tế này mang ý nghĩa rằng động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Thịt của con vật sau đó sẽ được bố thí cho người nghèo. Phụ nữ mang gà mái đến dự lễ trong khi đàn ông mang gà trống. Mặc dù nghi lễ này không thực sự mang ý nghĩa hiến tế như trong kinh thánh nhưng cái chết của vật hiến tế nhắc nhở những kẻ sám hối rằng sinh mạng của họ nằm cả trong tay Thượng đế.

Sách Talmud có nói đến việc học hỏi “tính lịch thiệp đối với bạn đời” từ gà trống (Eruvin 100b). Như đã nói ở trên, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết “Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ học sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống” – (Jonathan ben Nappaha. Talmud: Erubin 100b)

Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng. Theo một số quan sát thì việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn “nghiêm túc”, trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ. Người ta đặt khăn quàng bằng lụa đỏ lên đầu gà, và một người họ hàng gần của cô dâu/chú rể vắng mặt sẽ ôm con gà để tiến hành lễ cưới. Tuy nhiên, ngày nay hiếm có ai còn theo tục này.

Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống.

Dưới đây là top hình ảnh và nền động vật Gà – Chicken 4k Ultra full hd đẹp:

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *