Top 100 hình ảnh và nền động vật con Rồng (Dragon) 4k và full hd

Tainguyen24h share bộ tuyển tập top 100 hình ảnh – nền động vật con Rồng (Dragon) 4k và full hd cho desktop máy tính, laptop, điện thoại, iphone tải hoàn toàn miễn phí. Qua đây chúng ta cúng đi tìm hiểu xem Rồng (Dragon) là gì? ghi chép giai thoại trong thử thách về nó.

Xem thêm: Top 100 hình ảnh – nền màu đen (Black) 4k cho máy tính đẹp

Vậy Rồng (Dragon) là gì?

Rồng (chữ Nôm: 𧍰, 𧏵, hay 蠬) hay Long (chữ Hán: 龍) là sinh vật thần thoại khổng lồ sở hữu phép thuật xuất hiện trong văn hóa dân gian ở nhiều nơi trên thế giới. Những tín ngưỡng về rồng khác biệt đáng kể theo từng vùng miền, song rồng trong văn hóa phương Tây từ Trung kỳ Trung Cổ thường được miêu tả là có cánh, mọc sừng và có thể phun lửa. Rồng trong văn hóa phương Đông thường được miêu tả là những sinh vật không có cánh, bốn chi, hình rắn cùng trí tuệ trên mức trung bình. Điểm chung giữa các đặc điểm của rồng ở hai nền văn hóa là lai mèo, bò sát, lớp thú và chim. Giới học giả tin rằng những con cá sấu lớn đã tiệt chủng hoặc di cư có nhiều nét tương đồng nhất, đặc biệt khi tiếp xúc với chúng ở các vùng đầm lầy, và nhiều khả năng là nguyên mẫu cho hình ảnh rồng châu Á hiện đại.

Từ nguyên

Tiếng Việt

Rồng là một từ có nguồn gốc tiền Vietic với phục nguyên sơ bộ là -ro:ŋ theo Michel Ferlus (2007). Gốc này vốn được vay mượn từ từ 龍 giai đoạn tiếng Hán thượng cổ, với phục nguyên vào năm 2014 của Baxter và Sagart là *[mə]-roŋ. Trong Từ điển Việt–Bồ–La (thế kỷ thứ 17), Alexandre de Rhodes et al. ghi âm con rồng trong tiếng An Nam thời bấy giờ là ròu᷄.[a]

Vương Trung Hiếu trên báo Thanh niên giải thích về từ “long” và “rồng”: “Long (龍) là rồng, một con vật tưởng tượng trong thần thoại và văn hóa dân gian Trung Quốc. Khái niệm này đã lan rộng đến Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,… hòa nhập vào nền văn hóa bản địa của mỗi nước. Người Việt gọi chung là rồng (chữ Nôm: 𧍰, 𧏵, 蠬) hoặc long (龍) – từ Hán-Việt.” Năm 2012, học giả Đinh Văn Tuấn từng đưa ra diễn giải về cách người Việt sử dụng các chữ ‘Thìn’ (辰), ‘Long’ (龍) và ‘Rồng’ trên tạp chí Ngôn ngữ số 7 của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: “Ở Việt Nam, chưa có các bằng chứng từ khảo cổ, thư tịch, ngôn ngữ,… cho thấy hệ thống lịch 12 con giáp và dấu vết con rồng đã từng xuất hiện ở Việt Nam thời cổ đại. Tên gọi ‘Rồng’ và cả âm đọc ‘Long’ của người Việt Nam xưa nay có gốc từ tiếng Hán cổ qua giai đoạn lịch sử từ khi Cổ Việt bị nhà Triệu và nhà Hán xâm lược, thôn tính. Hệ quả là người Việt đã chịu ảnh hưởng hệ thống lịch pháp cổ của Trung Hoa, trong đó có Chi Thìn 辰 cùng với biểu tượng của nó là con ‘Rồng'”.

Từ “rồng” đã được sử dụng để chỉ sinh vật thần thoại trong thần thoại Trung Hoa là long (giản thể: 龙; phồn thể: 龍; bính âm: lóng) – gắn liền với vận may; nhiều vị thần và á thần của Đông Á lấy rồng làm thú cưỡi hoặc bạn đồng hành của họ. “Long” cũng được xem là để chỉ Hoàng đế Trung Hoa – nhân vật duy nhất trong thời kỳ phong kiến Trung Hoa có rồng được in lên quần áo, tư gia hoặc đồ cá nhân. Nhà khảo cổ học Zhōu Chong-Fa tin rằng từ “long” trong tiếng Trung là từ tượng thanh chỉ tiếng sấm hoặc lùhng trong tiếng Quảng Châu.

Tiếng Anh

Từ dragon du nhập vào tiếng Anh đầu thế kỷ thứ 13, gốc là từ dragon tiếng Pháp cổ – vốn xuất phát từ tiếng Latinh: draco (thuộc cách draconis), nghĩa là “rồng, rắn khổng lồ,” và từ tiếng Hy Lạp cổ đại δράκων, drákōn (thuộc cách δράκοντος, drákontos) “sinh vật rắn”. Thuật ngữ tiếng Hy Lạp và Latinh nhằm ám chỉ bất kỳ con rắn lớn nào, chứ không nhất thiết phải là thần thoại. Từ tiếng Hy Lạp δράκων nhiều khả năng là bắt nguồn từ động từ tiếng Hy Lạp δέρκομαι (dérkomai), nghĩa là “Tôi thấy”, dạng bất định của từ ἔδρακον (édrakon). Từ này được cho là dùng để chỉ một thứ với “ánh nhìn chết người”, đôi mắt sáng hoặc “sắc” bất thường, hay vì mắt rắn dường như luôn mở; mỗi mắt thật sự nhìn qua lớp vảy lớn trong suốt ở mí mắt, mà chỗ mí mắt này lại luôn cụp xuống. Từ tiếng Hy Lạp còn có thể xuất phát từ từ gốc Ấn-Âu *derḱ-, nghĩa là “thấy”; gốc Sanskrit दृश् (dr̥ś-) cũng nghĩa là “thấy”.

Ghi chép và giai thoại của Rồng (Dragon) trong sử sách

Sinh vật rồng hiện diện ở hầu hết mọi nền văn hóa trên toàn cầu, những ghi chép được kiểm chứng sớm nhất về những sinh vật rồng có hình hài tương tự rắn khổng lồ. Sinh vật rồng được miêu tả lần đầu trong thần thoại Cận Đông cổ đại và xuất hiện trong văn học và nghệ thuật Lưỡng Hà cổ đại. Những câu chuyện về các vị thần thời tiết đi tiêu diệt các loài hình rắn khổng lồ diễn ra ở gần như mọi thần thoại thần thoại Ấn-Indo. Những sinh vật rồng nguyên mẫu nổi tiếng gồm mušḫuššu ở Lưỡng Hà; Apep trong thần thoại Ai Cập; Vṛtra trong Rigveda; Leviathan trong Kinh Thánh Hebrew; Grand’Goule ở vùng Poitou của Pháp; Python, Ladon, Wyvern và Hydra trong thần thoại Hy Lạp; Kulshedra trong thần thoại Albania; Unhcegila trong thần thoại Lakota; Jörmungandr, Níðhöggr và Fafnir trong thần thoại Bắc Âu; rồng trong Beowulf; aži và az trong thần thoại Ba Tư cổ đại – liên hệt mật thiết với một sinh vật thần thoại nữa có tên là Aži Dahaka của Zahhak.

Tuy nhiên, các học giả vẫn tranh luận xem ý tưởng loài rồng xuất phát từ đâu và hàng loạt giả thuyết đã được trình bày.

Trong cuốn sách An Instinct for Dragons (2000), nhà nhân chủng học David E. Jones đề xuất giả thuyết rằng con người (giống như khỉ) thừa hưởng những phản ứng bản năng với rắn, mèo lớn và chim săn mồi.  Anh trích dẫn một nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 100 người thì có khoảng 39 người sợ rắn và lưu ý rằng nỗi sợ rắn đặc biệt phổ biến ở trẻ em, ngay cả ở những nơi hiếm có loài rắn sinh sống. Những con rồng được chứng thực sớm nhất đều có ngoại hình tương đồng hoặc có đôi nét giống rắn. Do đó, Jones đúc kết rằng rồng hiện diện gần như ở mọi nền văn hóa vì con người có nỗi sợ bẩm sinh với rắn và những động vật khác, mà chúng vốn là loài săn mồi chính tổ tiên linh trưởng của con người. Rồng thường được cho là trú ngụ ở “hang tối, vực sâu, vùng núi hoang dã, đáy biển, rừng bị ám”, tất cả những nơi này có thể đầy rẫy hiểm nguy với tổ tiên loài người thời sơ khai.

Trong cuốn sách The First Fossil Hunters: Dinosaurs, Mammoths, and Myth in Greek and Roman Times (2000), Adrienne Mayor nhận định rằng một vài câu chuyện về rồng có thể được truyền cảm hứng từ những khám phá hóa thạch cổ của khủng long và những động vật thời tiền sử khác. Cô cho rằng truyền thuyết về rồng ở Bắc Ấn Độ có thể lấy cảm hứng từ “những chiếc xương lớn lạ thường nằm trong các lớp hóa thạch của dãy Siwalik Hills, phía dưới dãy Himalaya” và những hình ảnh nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại mô tả Quái vật thành Troy có thể lấy cảm hứng từ hóa thạch của Samotherium – loài hươu cao cổ đã tuyệt chủng và để lại hóa thạch nằm phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Ở Trung Quốc (nơi hóa thạch của động vật khổng lồ thời tiền sử rất phổ biến), những di tích này thường được phân định là “long cốt” (xương rồng) và sử dụng đại trà trong đông y. Tuy nhiên, Mayor cẩn trọng chỉ ra rằng không phải mọi câu chuyện về rồng và người khổng lồ đều có cảm hứng từ hóa thạch và lưu ý rằng Scandinavia có nhiều câu chuyện về rồng và quái vật biển, song từ lâu bị xem là “nơi ít hóa thạch lớn.” Trong một cuốn sách chắp bút sau này, cô nhận xét: “Nhiều hình ảnh loài rồng khắp thế giới dựa trên kiến thức dân gian hoặc phép phóng đại các loài bò sát sống, chẳng hạn như rồng Komodo, quái vật Gila, cự đà, cá sấu mõm ngắn hay ở California là thằn lằn cá sấu mõm ngắn, dẫu cho điều này vẫn chưa giải thích hợp lý cho các truyền thuyết của người Scandinavia, vì chẳng có loài động vật nào (trong lịch sử) như vậy từng được phát hiện ở vùng này.”

Robert Blust trong cuốn The Origin of Dragons (2000) bình phẩm rằng, như nhiều phép sáng tạo khác trong các nền văn hóa truyền thống, rồng có thể được lý giải chủ yếu là những sản phẩm tập hợp suy đoán tiền khoa học hợp lý về thế giới sự việc đời thực. Trong trường hợp này, sự việc là cơ chế tự nhiên chi phối lượng mưa và hạn hán, đặc biệt chú ý tới hiện tượng cầu vồng.

Dưới đây là 100 hình ảnh – nền động vật con Rồng (Dragon) 4k và full hd:

Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *